†™...[ Welcome to forum C15E-K13]...™†
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†™...[ Welcome to forum C15E-K13]...™†

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của tập thể lớp C15E-K13.Trường cao đẳng nghề cơ điện xậy dựng tam điệp
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Thực trạng sử dụng vốn ODA

Go down 
Tác giảThông điệp
K0y_C15E
†™..[Administrator]..™†
†™..[Administrator]..™†
K0y_C15E


Tổng số bài gửi : 136
Join date : 12/09/2010
Age : 32
Đến từ : Ninh Bình

Thực trạng sử dụng vốn ODA Empty
Bài gửiTiêu đề: Thực trạng sử dụng vốn ODA   Thực trạng sử dụng vốn ODA EmptyWed Feb 23, 2011 7:57 pm

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh- xã hội (KT-XH) của Việt Nam và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA qua từng năm, đặc biệt trong 3 năm gần đây (2006-2008) và ngay cả khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi không có lợi cho việc gia tăng nguồn vốn viện trợ thì cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vẫn thể hiện sự cam kết cao và sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ sự nghiệp phát triển KT-XH và giảm nghèo của Việt Nam.


Đại lộ Đông Tây - Dự án từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản

Thu hút nguồn vốn ODA có sự bứt phá

Trong 3 năm 2006-2008, tình hình vận động và thu hút ODA có sự bứt phá mạnh mẽ. Với đặc trưng là Hội nghị CG cho Việt Nam thường tổ chức vào cuối năm, do vậy Hội nghị CG năm nay đưa ra cam kết ODA cho năm sau. Cam kết ODA tại Hội nghị CG năm 2005: 3,74 tỷ USD, năm 2006: 4,45 tỷ USD, năm 2007: 5,43 tỷ USD và năm 2008: 5,0146 tỷ USD. Riêng ODA cho năm 2009 có khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào ngày 23 tháng 2 năm 2009. Như vậy, nếu bao gồm cả khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua thì tổng giá trị ODA cam kết cho năm 2009 đạt 5,914 tỷ USD và như vậy tổng giá trị ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế trong 3 năm (2006-2008) đạt khoảng 18,635 tỷ USD (nếu tính cả số vốn cam kết cho năm 2009 thì tổng vốn cam kết đạt khoảng 19.535 tỷ USD). So với chỉ tiêu đề ra trong Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg (19-21 tỷ USD ODA cam kết) thì đã đạt và vượt cận dưới. Việc đạt chỉ tiêu cam kết ODA ở cận trên trong 02 năm còn lại (2009-2010) sẽ không khó khăn.

Ký kết các hiệp định gia tăng qua các năm

Với nỗ lực cải thiện về khung pháp lý, thủ tục hành chính và những tích cực của Tổ công tác ODA của Chính phủ... tình hình ký kết hiệp định đã có được những kết quả rất tốt.

Năm 2006, tổng giá trị ODA ký kết đạt khoảng 2,95 triệu USD, năm 2007 đạt 3.795,90 triệu USD trong đó vốn vay: 3.598,63 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 197,27 triệu USD), tăng 30% so với năm 2006. Trong năm 2008 nhờ sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương và các nhà tài trợ, số lượng các điều ước quốc tế cụ thể về ODA được ký kết đã tăng đáng kể. Tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2008 đạt 4.332,33 triệu USD (trong đó, vốn vay: 4.023,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 309,05 triệu USD), tăng 14% so với năm 2007.

Cũng trong năm 2008, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhật Bản là những nhà tài trợ có giá trị các hiệp định ký kết lớn nhất, đạt 3.590,35 triệu USD, chiếm trên 82% tổng giá trị vốn ODA ký kết. Những chương trình, dự án ODA quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng được ký kết trong năm 2008 bao gồm: Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (1.096 triệu USD), Dự án Thủy điện sông Bung 4 (196 triệu USD) do ADB tài trợ, Dự án Tài chính Nông thôn giai đoạn III (200 triệu USD), Dự án Phát triển Giao thông vận tải Đồng bằng Bắc bộ (170 triệu USD), Dự án Đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng (152 triệu USD) do WB tài trợ; Dự án Xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội (245,27 triệu USD), Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (182,48 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ,... Ngoài ra còn có các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo kết hợp với việc khuyến khích thực hiện các chính sách phát triển cũng đã được ký trong năm 2008, trong đó đáng chú ý là Chương trình khoản vay thể thức giảm nghèo (PRSC7) do WB và một số nhà tài trợ khác đồng tài trợ.

Tổng vốn ODA đã ký trong ba năm 2006-2008 đạt 11,070 tỷ USD (trong đó, vốn vay: 10,143 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại: 0,927 tỷ USD). So với chỉ tiêu đề ra trong định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010 (12,35 - 15,75 tỷ USD ký kết mới) thì trong 2 năm 2009-2010 Việt Nam sẽ phải ký mới các hiệp định với tổng trị giá từ 1,28 - 4,68 tỷ USD. Nhìn vào thực tế, chỉ tiêu này Việt Nam có khả năng đạt được với điều kiện các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ trong quá trình xây dựng văn kiện chương trình, dự án để có thể tiến tới đàm phán và ký kết.

Bên cạnh sự gia tăng về vốn cam kết, cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2008 cũng có những chuyển biến tích cực và điều này được thể hiện trong Bảng.

Có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết theo ngành và lĩnh vực trong thời gian qua phù hợp với định hướng cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010, trong đó tập trung nguồn vốn này cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo, phát triển năng lượng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nước đô thị, phát triển các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, trong 2 năm tới cần tích cực chuẩn bị các chương trình, dự án trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng KT-XH đã được cam kết để nâng tỷ trọng ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng xã hội đã được đề ra

Giải ngân đều đạt và vượt kế hoạch

Giải ngân ODA năm 2008 về cơ bản có bước chuyển biến tích cực. Kế hoạch giải ngân (KHGN) vốn ODA năm 2008 được giao với tổng mức 1.900 triệu USD, trong đó vốn vay là 1.690 triệu USD và viện trợ không hoàn lại là 210 triệu USD. Và thực tế giải ngân ODA năm 2008 đã đạt mức 2.253 triệu USD, vượt KHGN năm 2008 khoảng 18%, trong đó vốn vay đạt 1.937 triệu USD và viện trợ không hoàn lại đạt 316 triệu USD. Trong khi đó, năm 2006 giải ngân đạt 1.785 triệu USD (kế hoạch là 1.750 triệu USD); năm 2007 đạt 2.176 triệu USD (kế hoạch là 1.900 triệu USD). Như vậy tính chung cả 3 năm giải ngân vốn ODA trong 3 năm qua đạt khoảng 6.213 triệu USD. Có thể thấy, mức giải ngân vốn ODA đã được cải thiện rõ rệt và có sự tăng lên mạnh mẽ qua 3 năm.

Trong 10 Bộ, ngành và 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì trong năm 2008 số lượng các dự án được xếp hạng từ trung bình trở lên (đối với cả dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật) chiếm tỷ lệ khá cao (từ 90%-92%), số dự án đạt mức giải ngân từ 60% trở lên so với kế hoạch chiếm 73%.

Các Bộ, ngành, địa phương cũng đạt được những tiến bộ nhất định về giải ngân ODA. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn điện lực Việt Nam... là các đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao nhất. Năm 2008, Bộ Giao thông vận tải giải ngân đạt 100% kế hoạch, có những dự án có mức giải ngân đặc biệt cao như Dự án Đường hành lang ven biển phía Nam (375%), Dự án mạng lưới đường bộ - hợp phần bảo trì (WB) (134%), Dự án Tỉnh lộ (ADB4) (124%)...; năm 2008, các dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao là Thành phố Hồ Chí Minh với 8 dự án có mức giải ngân trên 80% so với kế hoạch, 2 dự án có mức giải ngân khoảng từ 40%-80% và có 4 dự án giải ngân dưới mức 40%; Hà Nội trong năm 2008 đạt kết quả khả quan, vượt 142% kế hoạch giao; Thành phố Đà Nẵng, trong năm 2008, 6 dự án có mức giải ngân trên 80% so với kế hoạch, 5 dự án có mức giải ngân trong khoảng từ 40%-80% và có 1 dự án giải ngân dưới mức 40%.

Có thể nói, những kết quả đạt được trong thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong các năm qua đã cho thấy cộng đồng tài trợ quốc tế đã khẳng định sự đồng tình và ủng hộ chính sách ngoại giao mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá của Việt Nam. Đồng thời, việc tiếp nhận và sử dụng ODA đã góp phần tăng cường và củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác góp phần quan trọng cho tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 12-13%. Song điều quan trọng hơn cả là nguồn vốn ODA đã được tập trung để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH, góp phần tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực tư nhân nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh những kết quả khả quan trong thu hút và sử dụng ODA thì vẫn còn một số yếu kém:

Thứ nhất, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nêu trên song có thể thấy tỷ lệ giải ngân ODA của Việt Nam còn thấp so với mức trung bình của khu vực. Chẳng hạn, với vốn của WB, tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt 11,6% so với mức 19,4% của khu vực hay với vốn của JBIC, tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt 13,6% so với mức 16,6% của quốc tế. Việc chậm trễ trong việc thực hiện các chương trình, dự án đã làm giảm hiệu quả đầu tư.

Thứ hai, các văn bản pháp quy về ODA chưa được thực hiện đầy đủ; Chất lượng văn kiện chương trình, dự án chưa cao; Năng lực nhà thầu/tư vấn không đáp ứng được yêu cầu công việc; Cơ chế bố trí vốn đối ứng giữa Trung ương và địa phương chưa phù hợp; Năng lực tổ chức và quản lý ODA ở cấp địa phương còn nhiều hạn chế; Cơ chế phối hợp giữa Ban QLDA Trung ương và Ban QLDA của địa phương chưa chặt chẽ; Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án của các Sở, ngành, Ban QLDA địa phương thường chậm và bị động; Sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu, chính sách về an sinh xã hội làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân; Thay đổi quy hoạch ở địa bàn nơi thực hiện dự án là một trong những nhân tố đã tác động không nhỏ đến tiến độ của dự án...

Giải pháp trong thời gian tới

Để tăng cường giải ngân mạnh mẽ nguồn vốn ODA như chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2009 từ 2.200 triệu USD lên 2.300 - 2.400 triệu USD và tập trung vào những dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn thì trước mắt, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp:

Một là, tháo gỡ những vướng mắc trong việc quán triệt và đưa các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA vào cuộc sống để bảo đảm việc thực hiện các văn bản này đạt hiệu quả cao.

Hai là, cải cách hành chính và tinh giản quy trình, thủ tục trong việc tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA ở các cấp.

Ba là, thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA cấp quốc gia, làm cơ sở để đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân.

Bốn là, tổ công tác ODA của Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chương trình, dự án có nhiều vướng mắc, đặc biệt ở tình trạng “báo động”.

Năm là, các cơ quan được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2008 - 2009 (ban hành theo Quyết định 883/2008/QĐ-BKH ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp chặt chẽ với Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển hoàn thành đúng tiến độ các công việc đề ra nhằm tạo ra bước đột phá về giải ngân cho các năm tiếp theo

Sáu là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các nhà tài trợ EU-UN sớm hoàn thiện Hướng dẫn định mức chi chí của EU-UN về chi phí địa phương theo hướng tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bảy là, Bộ Tài chính sớm xây dựng định mức chi phí về quản lý các chương trình, dự án ODA theo hướng linh hoạt và sát với cơ chế thị trường, khuyến khích các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tham gia thực hiện dự án.

Tám là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xem xét cải tiến và hoàn thiện cơ chế bố trí vốn đối ứng phù hợp và đảm bảo hiệu quả.

Chín là, các Bộ, ngành và địa phương tích cực phối hợp với các nhà tài trợ thực hiện Chương trình hành động Accra, tham gia các hoạt động trong chương trình nghị sự về nâng cao hiệu quả viện trợ của Nhóm PGAE nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ vào năm 2010.

Mười là, các Bộ, ngành Trung ương tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý đầu tư công ở các cấp, đặc biệt kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ tăng cường năng lực hoặc các chương trình, dự án ô do mình làm chủ quản./.
Về Đầu Trang Go down
https://c15ek13.1forum.biz
 
Thực trạng sử dụng vốn ODA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Công thức kinh tế vi mô

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
†™...[ Welcome to forum C15E-K13]...™† :: .:: Thảo luận chuyên ngành ::. :: Chuyên ngành kế toán :: Chuyên ngành liên quan-
Chuyển đến