†™...[ Welcome to forum C15E-K13]...™†
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†™...[ Welcome to forum C15E-K13]...™†

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của tập thể lớp C15E-K13.Trường cao đẳng nghề cơ điện xậy dựng tam điệp
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Bài thi môn sửa chữa máy tính

Go down 
Tác giảThông điệp
K0y_C15E
†™..[Administrator]..™†
†™..[Administrator]..™†
K0y_C15E


Tổng số bài gửi : 136
Join date : 12/09/2010
Age : 32
Đến từ : Ninh Bình

Bài thi môn sửa chữa máy tính Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài thi môn sửa chữa máy tính   Bài thi môn sửa chữa máy tính EmptyFri Apr 29, 2011 6:07 am

I, ĐÈN NGUỒN KHÔNG SÁNG MÁY TÍNH KHÔNG CHẠY

Trường hợp có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó

Thứ 1: Nguồn điện
- Công việc đầu tiên làm là kiểm tra nguồn điện.Nguồn điện cung cấp cho main có hoạt động không?
- Khắc phục: Dùng một thanh đồng cắm vào chân xanh lá và chân đen trên cable nguồn < Kích nguồn >
+ Nếu quạt nguồn quay thì có thể nguồn vẫn ổn định
+ Nếu quạt nguồn không quay thì có thể nguồn bị chết tụ bên trong
- Cần phải thay lại nguồn
Thứ 2: Bo mạch chủ
Nguyên nhân thứ 2 có thể là do main ta cần kiểm tra như sau:
- Kiểm tra Jump trên CMOS
+ Nếu cắm sai chân thì ấn quạt nguồn sẽ không quay, hệ thống sẽ không khởi động, hoặc chỉ quạt quay một lát rồi tắt ngay
- Khắc phục:
Cắm lại Jump trên CMOS theo sơ đồ

II, ĐÈN NGUỒN KHÔNG SÁNG MÁY TÍNH VẪN CHẠY

Trường hợp này là do dây cắm trên main cắm chưa đúng

Nguyên nhân:
Do cắm đèn báo hiệu sai.
Khắc phục:
Nhìn sơ đồ và cắm cho đúng
Nguyên nhân:
Lỏng hoặc chưa cắm dây VGA kết nối màn hình máy tính
Khắc phục:
Kiểm tra và cắm chắc


III, ĐÈN NGUỒN SÁNG MÁY TÍNH KHÔNG CHẠY

Trường hợp này do nhiều nguyên nhân dẫn đến

Nguyên nhân:
- Ram:
Do Ram tiếp xúc lỏng, Ram cháy, hỏng, hoặc bụi bẩn.Nếu hỏng, lỏng RAM sẽ có tiếng bíp dài
Khắc phục:
Tháo Ram ra lau sạch chân Ram và chạy thử máy khác.Nếu thấy hệ thống chạy thì Ram ổn định.
- Main
Chưa cắp dây CPU FAN chưa. Nếu chưa cắm máy tính sẽ không lên, đèn vẫn sáng quạt vẫn quay.
Khắc phục:
Kiểm tra và cắm dây cho đúng
- Ổ Cứng
Nguyên nhân
Do ổ cứng chưa phân vùng, chưa cài hệ điều hành, hoặc dây chưa cắm, lỏng cable, nguồn cắm vào.
Khắc phục
Vào Bios kiểm tra xem đã nhận ổ cứng chưa.Nếu chưa nhân thì kiểm tra cable dữ liệu và dây nguồn cắm vào ổ cứng đã cắm chưa. Nếu cắm rồi mà vẫn không nhận thì ổ cứng die.
Nếu ổ cứng đã nhận thì dùng đĩa BOOT để chia phân vùng và cài đặt lại win cho hệ thống
- Xung ổ cứng và ổ CD < chung cable > chỉ xảy ra trường hợp dùng cable IDE
Nguyên nhân
Do cắm chung mà chưa thiết lập ổ chính ô phụ thì sẽ xảy ra hiện tượng xung phần cứng, sẽ làm cho hệ thống không khởi động được
Khắc phục
Dùng Jump thiết lập cho ổ CD là ổ Chính và ổ HDD là ổ Phụ



IV, ĐÈN NGUỒN SÁNG NHƯNG CÓ NHIỀU TIẾNG KÊU


Nguyên nhân:

Lỏng RAM, Cắm Ram không chắc.Phát ra tiếng bíp dài

Khắc phục:

Tháo Ram , lau sạch chân RAM và thử sang máy khác

Nguyên nhân:

Lỏng chân cắm card màn hình rời,Phát ra tiếng bíp liên tục ngắt quãng.

Khắc phục:

Lấy card ra lau sạch và cắm khít chặt.Nêu cần thiết mang sang máy khác để thử
V, HỆ THỐNG CHẠY ĐƯỢC NHƯNG ĐANG TREO TRONG QUÁ TRÌNH KHỜI ĐỘNG

+Bộ nguồn máy tính bắt đầu được cấp nguồn và thao tác đầu tiên của nó là bắt đầu thực thi bứoc đầu tiên trong giai đoạn POST (Power on selftest),nó sẽ đi kiểm tra các giá trị điện thế logic ở ngõ ra đã thực sự ổn định chưa +5v ,-5v,+12v,-12v ,đúng chưa .Giai đoạn mà nó tự đi POST ,nguồn này sẽ diễn ra rất nhanh ,khoảng từ 0.5-2 giây .Nếu trong quá trình kiểm tra có sự cố thì nó sẽ không cấp nguồn cho mainboard nữa và có thể treo máy luôn hoặc dùng tín hiệu âm thanh (Error Sound Code) để báo cho ta biết .NẾu như quá trình kiểm tra tốt không có chuyện gì thì lúc này nó sẽ gửi tín hiệu báo nguồn tốt PG (Power good signal),tín hiệu này sẽ kích vào một mạch định thời gian Timer Microcontroller trên main ,cấp nguồn cho CPU và bắt đầu ở vào trạng thái sẳn sàng làm việc .
+Sau khi được cấp nguồn ,công việc đầu tiên CPU đi thực thi là nó sẽ tiến hành đi đọc ROM Bios .Như vậy lúc này có thể nói Rom Bios đóng vai trò là người dẫn đường đầu tiên cho CPU trong quá trình khởi động .
Thực chất trong Rom Bios sẽ mang một đoạn chương trình và yêu cầu CPU phải tiến hành thực thi đoạn chương trình này ở mỗi lần khởi động máy .Lúc này CPU sẽ lần lượt thực hiện các lệnh trong Rom Bios theo từng bước sau
-Tiến hành kiểm tra các thiết bị cơ bản nhất trên hệ thống để xem tình trạng làm việc của các thiết bị này đã sẳn sàng chưa .Các thiết bị cơ bản này sẽ bao gồm :Ram ,HDD ,VGA ,các bộ chipset và mainboard..Trong quá trình kiểm tra từng thiết bị ,nếu tốt nó sẽ kiểm tra thiết bị kế típ ,nhưng nếu gặp sự cố trong giai đọan này thì hoặc là máy sẽ treo luôn ,không có hình ảnh âm thanh gì ,hoặc là máy sẽ dùng tín hiệu báo lỗi âm thanh để thông báo cho ta biết .Lúc ày chưa thể hiện hình được vì CPU chưa đọc Rom màn hình (Rom video )
-Khi kiểm tra Ram trong giai đoạn này thì thông thường ta sẽ gặp một số lỗi và tình mày như sau :Nếu ta gắm Ram sai Bank thì máy sẽ không lên hình ảnh và không báo lỗi gì cả ,nhưng nếu ta gắm Ram lõng chân hay Ram hư thì máy sẽ dùng tín hiệu âm thanh báo lỗi cho ta biết và thông thường mã âm thanh báo lỗi của Ram là nó sẽ bip từng tiếng ngắn và liên tục nhau .
-Khi kiểm tra đĩa cứng thì thông thường ta cũng sẽ gặp một số lỗi sau :Nếu ta gắn 1 đĩa cứng bị hư ,gắn lõng dây hoặc set Jumper đĩa cứng sai thì chẳng ảnh hưởng gì cả ,máy vẫn làm việc bình thừong chỉ có ta không thể detect được đĩa cứng đó trong Cmos mà thôi và tất nhiên cũng chẳng thể vào Win đựoc .
-Khi kiểm tra VGA :Nếu ta gắn VGA tốt ,bình thường thì không có chuyện gì xảy ra cả ,nhưng nếu ta gắn VGA bị hư hay chưa gắn thì lúc này máy sẽ phát tín hiệu báo lỗi và tín hiệu này sẽ là một tiếng bip kéo dài và 3 tiếng bip ngắn .Nhờ code báo lỗi của VGA ta có thể lợi dụng nó để xem mainboard hay CPU có hư hay không .Giả sử ta bật máy lên chẳng có âm thanh hình ảnh gì và ta nghi ngờ là có thể hư main hay CPU .
Để xác định xem là có hư main hay không ta có thể thử bằng cách :cấp nguồn cho main bình thường ,gắm Ram ,loa và nhổ VGA ra .
Bật nguồn lên ,nếu máy báo lỗi VGA ra loa thì có nghĩa là main và CPU vẫn có thể làm việc bình thừong ,còn nếu như máy không báo lỗi thì ta có thể xác định cò thể là do main .
-Và cuối cùng nó sẽ đi kiểm tra các thành phần còn lại trên main và các bộ chipset hệ thống .Nếu quá trình kiểm tra này hoàn tất mà không có lỗi gì cả lúc này ta sẽ nghe đựoc một tiếng bip ngắn ,tiếng bip này xác nhận cho ta biết là giai đoạn POST đã thành công .
+CPU tiếp tục đi đọc Rom màn hình và bắt đầu thông tin lên màn hình các thông tin đầu tiên mà nó sẽ thông báo cho ta biết là hãng sản xuất của card màn hình ,model của card và dung lượng Ram màn hình của nó.Giai đoạn báo thông tin này đối với các máy đời cũ diễn ra khá chậm ,nhưng đối với các máy ngày nay nó diễn ra rất nhanh đế nỗi có nhiều khi ta xem không kịp .
+Tiếp theo ,nó sẽ đi dò tìm trên hệ thống để xem ta có đang sử dụng một adapter card nào có gán Rom hay không ,nếu không thì thôi nhưng nếu có thì nó sẽ đi đọc luôn thông tin trong Rom của các Adapter card đó .
+Đọc và báo thông tin về CPU ,main và Rom Bios .Về CPU nó sẽ báo hãng sản xuất CPU ,loại CPU và tần số làm việc của nó ;về main nó sẽ báo loại main , đời main và bộ chipset của main ;về Rom Bios có thể nó sẽ báo hãng sản xuất ,ngày sản xuất và version của nó .
+Test Ram :Thông thường khi test Ram nó sẽ test Ram 3 lần và trong mỗi lần đó nó sẽ test đi test lại bộ nhớ qui ước 2 lần .
+Đến 1 địa chỉ trên Ram để đọc 1 byte ở giá trị này xem hệ thống đang boot nóng (warm boot :boot bằng Ctrl-Alt-Del)hay boot lạnh (cold boot:Reset hay tắt máy ). Địa chỉ này là 0000:0472,nếu byte này có giá trị là 1234h thì hệ thống đang boot nóng ,còn nếu là 1 giá trị khác thì hệ thống đang boot lạnh .
Nếu hệ thống đang boot lạnh thì khởi động lại nó phải thực thi từng bước giống như lúc đầu .Nhưng nếu hệ thống đang boot nóng thì khi boot lại nó sẽ bỏ qua các bước đã thực thi rồi ví dụ như đọc CPU ,test Ram …để nhằm làm cho quá trình khởi động nhanh hơn .
+CPU đi đọc CMOS : Đọc các thông tin đang được khai báo trong Cmos rồi so sánh với thực tế trên hệ thống ,nếu đúng thì làm tiếp nhưng nếu thông tin đang khai báo trong Cmos bị sai thì có thể máy sẽ báo lỗi hoặc treo máy .
Như vậy thì CPU sẽ đi đọc Cmos ngay sau khi test Ram ,nên thông thường nếu ta đang khởi động mà máy test Ram xong lại treo máy thì hầu hết 90 % nguyên nhân là do các thông số trong Bios gây ra .Kiểm tra lại Cmos
+Đến mục thứ hai Bios Features Setup trong Cmos đọc mục Boot Sequence để xem ta đang cho khởi động từ ổ đĩa nào :A:C hay C:A .Nếu biết được ổ đĩa đang được cho khởi động thì đi đọc ngay sector vật lý đầu tiên của ổ đĩa đó .Nếu ta đang cho boot A:C thì CPU sẽ đi đọc sector vật lý đầu tiên của đĩa A ;và đó chính là DBR của A ;nhưng nếu ta cho boot C:A thì nó sẽ đi đọc sector vật lý đầu tiên trên đĩa cứng và sector này chính là bảng Master partition table .Bây giờ giả sử ta đang cho boot A: C:,CPU sẽ đi đọc bảng partition chủ trên đĩa cứng .
+Đọc bảng Partition của đĩa cứng -Đầu tiên nó sẽ đụng 446 bytes của đoạn chương trình ngắn và sẽ thực thi 3 lệnh trong đoạn chương trình ngắn này .
+kiểm tra 64 bytes của bảng thông số vật lý của partition bên dưới rồi so sánh với thực tế trên đĩa xem có đúng không .Nếu đúng thì làm tiếp nhưng nếu sai thì hoặc là treo máy ,hoặc là sẽ báo một trong các câu thông báo lỗi sau :Invalid partition table ,Error loading operating system ,Missing operating system..
+Kiểm tra xem ta đang chia làm bao nhiêu partition và partition nào đang được set active .Còn nếu trong quá trình kiểm tra nó không thấy partition nào được set active thì có thể ta sẽ nhận được thông báo :Press any key to reboot ,No Rom Basic ,system halt …
+Nếu đã xác định được partition nào đang được set active rồi thì đi đọc sector logic đầu tiên của partition hay ổ đĩa logic đó hay nói cách khác lúc này CPU sẽ đi đọc DBR của ổ đĩa này bởi vì theo qui định của Dos ,sector logic đầu tiên của một ổ đĩa lúc nào cũng phải là DBR
+Khi đọc DBR ,vì bảng thông số nội bộ của DBR lại nằm tr6en nên đầu tiên nó sẽ đọc 3 bytes nhảy trứoc EB 3C 90 hay EB 58 90 để nhảy qua bảng thông số nội bộ , đến và bắt đầu thực thi 2 lệnh của đạng chương trình mồi DBR
+Kiểm tra 59 bytes hay 87 bytes của bảng thông số nội bộ DBR bên trên rồi so sánh với thực tế nội bộ trên ổ đĩa đó xem có đúng không .Nếu đúng thì làm tiếp nhưng nếu sai thì hệ thống sẽ treo máy và không cho phép ta khởi động được nữa ,có thể lúc này ta gặp một con trỏ nhấp nháy trên màn hình :d .
+Đến các cluster đầu tiên trên đĩa ,thông thường đối với Diskedit là cluster 2 để tải Io.sys lên Ram .Nếu không tìm thấy Io.sys ở vị trí này ta sẽ nhận được một câu thông báo :Non system Disk or Disk error .Replace and press any key ….Nhưng nếu tải được Io.sys lên Ram rồi thì ta có thể xem như quá trình khởi động đã thành công vì lúc này Ron Bios trả quyền điều khiển lại cho hệ điều hành .
+Có một số lưu ý về Io.sys :Io.sys chính là 1 phần của hệ điều hành và nó phải có vị trí xác định ,nó phải nằm ngay các cluster đầu tiên và không bao giờ thay đổi tr6en đĩa .Nếu mất Io.sys đi ,vì đặc điểm này nên ta không thể dùng lệnh copy bình thường để copy lại nó mà ta phải dùng Sys để tạo hay Disktool –make a disk bootable .Như vậy Sys hay Disktool cũng là một tập tin dùng để copy nhưng nó copy Io.sys vào đúng ngay vị trí của nó ,ngoài ra nó còn tạo cho ta cả đoạn chương trình mồi của DBR

Câu 10:
Có rất nhiều trường hợp làm máy đang làm treo rồi khởi động lại

Máy bị nhiễm Viruts:
Khắc phục, dùng đĩa boot khởi động lại máy và vào windowns mini dùng công cụ diệt virut để diệt hiết viruts có trong máy
Xung đột phần mềm
Khắc phục
kiểm tra lại xem phần mềm nào đã gây ra sự xung đột đó(hơi khó) hoặc có thể bỏ chức năng tự khởi động lại khi hệ thống bị lỗi của Windows bằng cách : kích phải chuột vào biểu tượng My Computer chọn Properties chọn mục Advanced chọn Settings ở mục Startup and Recovery ở mục System Failure bỏ dấu kiểm ở mục Automatic Restart.
Cháy tụ trên main
Khắc phục:
Dùng card test main xem nguồn điện cung cấp cho main có ổn định không, dùng đồng hồ kiểm tra chân tụ
Ram
Khi bạn dùng phần mềm quá nặng khiến tràn bộ nhớ trên Ram, xuất hiện màn hình xanh và bị treo máy dẫn đến khởi động máy ( trường hợp rất hiếm gặp )
Ổ cứng
Do ổ cứng bị Bad vào win rất chậm.Đến khi chạy vào phần Bad máy chạy chậm rất nhiều và treo máy có nhiều trường hợp cũng rastart lại máy
Khắc phục
Dùng đĩa boot sử dụng chương trình HDD Regenerator để kiểm tra và sửa lỗi bad




Câu 6: ĐÈN Ổ ĐĨA KHÔNG HOẠT ĐỘNG

1. Nguồn điện

PCB là trung gian các loại, kiểm soát, giao tiếp và phối hợp để đọc và ghi dữ liệu giữa các ổ đĩa cứng và máy tính. Như vậy, nếu PCB bị hư do nguồn điện bị đốt biến hoặc đột ngột thay đổi, bạn sẽ mất hết dữ liệu khi truy cập ổ đĩa. Thường xuyên bị như vậy các mạch “pre-ampli” của đầu đọc - ghi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu
- Ổ đĩa có nhận diện, nhưng không có dấu hiệu chức năng
- Ổ đĩa có tiếng kêu lạ

2. Lỗi máy

Lỗi thông thường phát sinh ở máy là do các tác động do va chạm, bị hư hoặc hao mòn trong quá trinh sử dụng. Nội bộ các thành phần, như đầu đọc - ghi và motor có thể bị lỗi mà không cảnh báo trước cho người dung biết.



Dấu hiệu

- Click vào nghe kêu lạch cạnh

- Cháy motor

- Có một tiếng kêu to khi khởi động


3. Lỗi hệ thống

Lỗi hệ thống vừa khó và cũng vừa dễ để phục hồi dữ liệu do tùy thuộc vào trường hợp dẫn đến lỗi hệ thống. Một số ví dụ : vô tình xóa, định dạng, mã hóa tập tin, lỗi phần mềm…v..v



4. Lỗi chương trình (Firmware)

Firmware là chương trình phần mềm thường chỉ có các nhà sản xuất ổ cứng mới được truy cập. Nó sử dụng để làm các thử nghiệm ở mức độ cấp thấp và các chức năng trực tiếp chịu sự tác động. Nếu không có mã số phần mềm sẽ không có sự giao tiếp giữa các hệ thống máy tính và đĩa cứng. Loại đĩa bình thường có mã số phần mềm nằm trên disk dữ liệu và cũng khi là trên board PCB. Nếu phần firmware của disk bị mã hóa, ổ đĩa sẽ xuất hiện lỗi cho dù các thành phần điện và cơ vẫn còn đầy đủ chức năng để có thể hoạt động.

Dấu hiệu
- PC không có dấu hiệu nhận được ổ đĩa
- Không nhận ổ đĩa
- Ổ đĩa bị đóng băng

5. Ổ đĩa bị phân mảnh "Bad sector"

"Bad sector" là trường hợp mà máy tính không thể tiếp cận được dữ liệu hoặc bị “sector” trong suốt quá trình ổ đĩa ghi và đọc dữ liệu. Nguyên nhân chính là do sự hao mòn của bề mặt platter, đầu đọc bị hư hoặc khuyết trong quá trình sản xuất và kiểm tra. Có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau về các trường hợp (bad sector). Tùy thuộc vào tình hình, kỹ thuật khác nhau sẽ được sử dụng các phương pháp hữu hiệu khác nhau trong việc phục hồi lại dữ liệu bị mất.

Dấu hiệu
- Đĩa cứng có thể truy cập nhưng bị "treo" hoặc "chậm"
- Lỗi CRC
- Không thể truy cập vào các thư mục hay tập tin

6. Hư ổ đĩa

Thông thường, phần đĩa cứng không thể bị lỗi trong bất cứ thao tác nào. Lỗi ổ đĩa có thể xảy ra bởi sự kết hợp của một số hoặc nhiều chế độ lỗi do con người kích hoạt cùng một lúc. Ví dụ, một đầu đọc bị lỗi do máy để lại quá nhiều hệ thống các tập tin bị lỗi , cũng như mã hóa code firmware…
Về Đầu Trang Go down
https://c15ek13.1forum.biz
 
Bài thi môn sửa chữa máy tính
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đây có phải là yêu chưa các bạn?
» Lý do cho một tình yêu
» Sợi dây tình yêu
» Một chuyện tình
» câu chuyện tình yêu đầu đời tôi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
†™...[ Welcome to forum C15E-K13]...™† :: .:: Thảo luận chuyên ngành ::. :: Chuyên ngành kế toán :: Chuyên ngành liên quan-
Chuyển đến